1. Công nghệ Bể AEROTANK (truyền thống):
Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh vật có khả năng oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Bể có cấu tạo đơn giản là một khối hình chữ nhật bên trong được bố trí hệ thống phân phối khí( đĩa thổi khí hoặc ống phân phối khí) nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan (DO trong nước)
- Bể Aerotank có chiều cao từ 2.0 m trở lên nhằm mục đích khi sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan trong nước, nếu thấp thì sẽ bùng lên hết vì oxy chưa kịp hòa tan.
Bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng trong bể Aerotank. Trong điều kiện sục khí liên tục, bùn hoạt tính tiếp xúc với nước thải thì quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ sẽ xảy ra. Việc sục khí như vậy nhằm làm cho bùn luôn hoạt động ở trạng thái lơ lững và cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục cho vi sinh xử lý nước thải.
Hình 1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Bể Aerotank)
2. Công nghệ Bể SBR:
Hình 2. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Bể SBR)
3. Công nghệ Bể MBR:
Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng). Đây là công nghệ đã được các chuyên gia trong nước, nước ngoài nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước thải.
Công nghệ MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý .
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.
Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng. Đồng thời chỉ có nước sạch mới qua được màng. Phần nước trong được bơm hút ra ngoài, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.
Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, mật độ vi sinh cao và hiệu suất xử lý tăng. Nước sạch sẽ bơ m hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Hình 3. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt (Bể MBR)
Nhận xét:
Mỗi công nghệ xử lý đều có những Ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, tùy vào từng điều kiện cụ thể Công ty Thành An sẽ tư vấn cho quý khách hàng Công nghệ xử lý phù hợp nhất.